Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe rất hay gặp trong những năm đầu đời vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Làm cách nào để có cái nhìn đúng đắn về nguyên nhân và cách phòng ngừa, bố mẹ hãy cũng Little Étoile tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Rối loại tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là khi quá trình tiêu hóa của trẻ không hoạt động như bình thường. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thông thường dấu hiệu là “các vấn đề chức năng” liên quan đến nhu động ruột như [1,2]:
- Tiêu chảy: phân di chuyển quá nhanh và lỏng hơn
- Nôn ói: thức ăn không được tiêu hóa trong
- Hội chứng colic: liên quan đến tích tụ khí hoặc khó chịu trong ruột, khiến trẻ khóc dai dẳng về đêm.
- Táo bón: không chuyển động trong ruột – phân cứng hơn hoặc bị mắc kẹt, khó tiêu
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) – sự kết hợp của bất kỳ vấn đề nào trong số này
Khi mẹ phát hiện có các dấu hiệu nghiêm trọng kể trên và kéo dài thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Vì trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và năng lượng trong cơ thể.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tùy theo mức độ của chứng rối loạn tiêu hóa mà bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay không? Cho nên bố mẹ hãy chú ý quan sát và lưu ý nếu trẻ có một số biểu hiện bất thường sau đây:
Nhiễm trùng đường ruột:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ từ 1 tuổi vì giai đoạn này trẻ rất hay tò mò với mọi thức nên hay cho vật lạ vào miệng. Do đó, vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào đương ruột qua đường ăn uống. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu so với chúng ta vì hệ miễn dịch vẫn đang thích nghi và đối phó với các “kẻ xâm nhập” này.
Suy dinh dưỡng và hội chứng rò rỉ ruột
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trực tiếp gây ra rối loạn đường ruột ở trẻ em chủ yếu là do thiếu kẽm. Thiếu kẽm trong chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu trên thế giới gây ra tiêu chảy có thể phòng ngừa được ở trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là tiêu chảy do nhiễm trùng [3].
Bên cạnh đó thiếu vitamin A và Omega 3 cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Các chất này giúp cho đường ruột được khỏe mạnh để hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nếu bị thiếu hụt các chất này, đường ruột sẽ không thể vận chuyển chất dinh để nuôi cơ thể.
Các bất thường về đường ruột
Một số trẻ cũng có những bất thường mà chúng sinh ra (ví dụ như hội chứng ruột ngắn), nơi chúng gặp các vấn đề liên tục về tiêu hóa và kém khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng như những đứa trẻ bình thường.
Uống kháng sinh
Tuy rằng kháng sinh được sử dụng để điều trị các chứng nhiễm trùng, nhưng chúng cũng giết chết vi khuẩn đường ruột và dẫn đến tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (ADD- antibiotic associated diarrhea). Vì vậy đừng nên lạm dụng kháng sinh cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ bố mẹ nhé!
Mất cân bằng chất xơ trong chế độ ăn

Chất xơ có vai trò quan trọng trong các chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá ít chất xơ sẽ làm giảm tốc độ ruột, dễ gây táo bón. Ngược lại nếu trẻ ăn quá nhiều chất có thể dẫn đến tiêu chảy.
Thiếu nước
Vì chất xơ có tính chất hút nước để làm mềm phân ở ruột già. Vì vậy ngoài bổ sung chất xơ đúng cách, trẻ sơ sinh và trẻ em cũng nên uống đủ nước.
Dư thừa dinh dưỡng
Trẻ hấp thụ nhiều chất đa lương hơn lượng cơ thể có thể hấp thu hay chuyển hóa và ít vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
Trẻ có vấn đề về cân nặng có nguy cơ thiếu hụt vi chất và dẫn đến các vấn đề như hội chứng rò rỉ , tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, hội chứng kích thích ruột (IBS) và táo bón [4]. Không những vậy, trẻ cũng có thể có dấu hiệu ban đầu của các vấn đề liên quan đến gan nếu chế độ ăn có nhiều chất béo hơn bình thường [5]
Biểu hiện nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

- Cách dễ nhận biết nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là trẻ bị đau bụng. Vì đường ruột có mật độ dây thần kinh rất cao nên khi bị đau trẻ sẽ có biểu hiện khá rõ. Đau đường ruột thường do áp lực từ bên trong ruột tích tụ, do khí, chất thải trong phân hoặc chất lỏng tích tụ.
- Xảy ra các vấn đề về nhu động ruột như trẻ bị thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, chứng kích thích ruột (IBS)
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: các vấn đề về đường ruột như nhiễm trùng hoặc bất cứ tổn thương đến ruột non sẽ khiến việc hấp thu dinh dưỡng bị giảm sút, nhất là các chất vitamin B, vitamin C, folate, protein và các chất điện giải quan trọng như kali, natri, canxi và magiê.
- Trẻ lười ăn (biếng ăn): mặc dù đây có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa, nhưng nó cũng là dấu hiệu để nhận biết hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Mẹ có thể bắt gặp trẻ bị nôn ói, trào ngược sau khi ăn hay đau bụng bất thường.
- Mất nước: ruột bị rò rỉ và tiêu chảy nhiễm trùng khiến cơ thể mất nước và các chất dinh dưỡng theo đường nước. Mất nước, nếu không được điều trị, có thể trở thành một tình trạng cấp cứu y tế.
Mách bố mẹ cách hạn chế tình trạng trẻ bị rối loạn đường ruột

- Duy trì cân bằng dinh dưỡng với các chất đa lượng và vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Đồng thời bổ sung thêm các loại củ quả tươi cho trẻ vì chúng có chứa nhiều chất xơ và vi chất lượng.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường. Bời vì những thực phẩm này chứa nhiều đường, chất béo đã bão hòa, muối và hóa chất có thể gây hại cho đường ruột và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như béo phì và các vấn đề về hành vi.
- Bổ sung chất xơ: chất xơ prebiotic rất có lợi trong việc giúp duy trì nhu động ruột cân bằng và giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Nhất là khi trẻ bắt dầu bước vào giai đoạn ăn dặm.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, hợp vệ sinh ngay cả nguồn nguyên liệu thực phẩm cho đến gia vị, công cụ chế biến.
- Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả,…
- Cho trẻ uống đủ nước: giữ cho cơ thể trẻ luôn đủ nước giúp tăng cường nhu động và giữ cho não và các cơ quan nội tạng của trẻ khỏe mạnh. Cũng như giữ cho đường ruột hoạt động tốt.
- Vận động thường xuyên: giúp cơ thể trẻ sử dụng năng lượng và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Các hoạt động thể chất có thể khiên trẻ mất nước cho nên mẹ hãy cho con uống nhiều nước và hạn chế ăn quá nhiều muối.
Khi nào bố mẹ nên lo lắng?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần cho trẻ ăn từ từ ít một. Bố mẹ cũng cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện có các triệu chứng nặng hơn như: sốt, mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ… Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong các năm đầu đời, trẻ bị rối loạn tiêu hóa là trường hợp rất phố biến, do đó bố mẹ cần hiểu rõ để có cách chăm sóc con hợp lý. Hy vọng bài viết này giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa vấn đề tiêu hóa này của con.
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Nguồn tham khảo:
- https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=gastrointestinal-problems-90-P02216
- https://www.contemporarypediatrics.com/view/gastrointestinal-disorders-red-flags-and-best-treatments
- https://data.unicef.org/topic/child-health/diarrhoeal-disease/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/ PMC4102164 /.
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34944730/